Thứ Hai, 28 tháng 10, 2019

Cách tạo Windows PE, Win Mini để sửa lỗi Windows

Trong các cách cài Windows thì cài Win trong môi trường Windows PE được nhiều người sử dụng vì  tốc độ cài đặt Win bằng cách này khá nhanh chóng, không cần tốn nhiều thời gian như khi bạn cài đặt qua USB hay đãi CD/DVD. Ngay cả khi không thể truy cập vào hệ thống ta vẫn có thể cài đặt Windows như thông thường.

Tất nhiên để tạo Windows PE chúng ta phải tạo USB Boot với một phần mềm chuyên dụng cho công việc này. Ở đây tôi sử dụng USB Boot thay vì nhiều phần mềm khác vì sự đơn giản dễ dàng sử dụng của nó. Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn tạo Windows PE giúp bạn sửa lỗi Windows khi cần thiết bằng USB Boot.

Windows PE là gì?

Windows PE ( Windows Preinstallation Environment) hay còn gọi là Win Mini là phiên bản nhẹ của Windows 10. Ta có thể sử dụng Windows PE để cài đặt, thử nghiệm và sửa chữa cài đặt đầy đủ của Windows 10. Phiên bản Windows PE cơ bản hỗ trợ tất cả các ứng dụng Windows, driver, công cụ mạng, quản lý và phân vùng ổ đĩa, v.v

Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn các bước chi tiết để có thể tạo ra Windows PE một cách đơn giản nhất.

Hướng dẫn tạo Windows PE

Bước 1:

  • Đầu tiên bạn cần phải tải phần mềm USB HDD Boot về máy tính của mình tại đây: USB HDD Boot
  • Ngoài ra bạn có thể tải phiên bản Windows PE tại đây: Windows PE-64bit

Bước 2:

  • Sau khi hoàn tất bạn tiến hành giải nén và mở phần mềm lên bạn sẽ thấy giao diện hỗ trợ tạo Boot đa năng trên USB hoặc trên chính HDD máy tính của bạn.
  • Vì ở đây ta sẽ tạo Boot cho USB nên tôi sẽ tích chọn vào mục: “Tạo Boot đa năng cho đĩa USB”

Bước 3:

  • Vào trong USB HDD Boot sẽ có nhiều tính năng và mục để lựa chọn, bạn chỉ cần chọn ổ USB cần tạo tích chọn vào ô Tích hợp cài đặt Windows từ File ISO vào ổ đĩa và bấm bắt đầu:

Bước 4:

  • Ở bước này phần mềm USB HDD Boot sẽ mất ít phút để nạp các phần mềm cần thiết vào thiết bị USB của bạn.

Bước 5:

  • Khi quá trình nạp Boot hoàn tất, sẽ có thông báo  “ tạo boot đa năng cho ổ đĩa thành công” ta xác nhận OK để đóng lại:

Bước 6:

  • Sau khi hoàn tất công đoạn tạo USB Boot, giờ chúng ta bắt đầu tạo Windows PE bằng cách vào ổ đĩa USB Boot và tìm thư mục WINPE.

Bước 7:

  • Tiếp theo các bạn hãy copy Windows PE đã tải ở ban đầu vào thư mục WINPE.

Bước 8:

  • Để thử nghiệm nhanh xem việc tạo Windows PE có hoạt động hay không ta mở lại USB HDD Boot và nhấn vào: “Test ổ đĩa USB”, với chức năng này sẽ cho ta thử nghiệm DEMO các tính năng sau khi tạo USB Boot bao gồm cả Windows PE.

Bước 9:

  • Trên giao diện thử nghiệm của USB HDD Boot ta chọn dòng: khởi động Windows PE 7/8.1 /10

  • Tiếp đó chọn dòng: khởi động Windows 10 PE – 64bit

  • Kết quả bạn sẽ thấy Windows 10 PE được loading như trong hình là bạn đã hoàn thành việc tạo Windows PE rồi đó, nếu cần thử nghiễm kĩ hơn bạn hãy khởi động lại máy tính và khởi động dạng DOS để thử tính này nhé.

Như vậy chúng ta đã hoàn tất việc tạo Windows PE, bây giờ bạn có thể thoải mái sử dụng công cụ này một cách đơn giản và hiệu quả nhất rồi.

Chúc các bạn thành công !

Mọi đóng góp xin hãy comment bên dưới !

Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Hướng dẫn cài đặt RabbitMQ trên Centos 7

RabbitMQ là một message broker ( message-oriented middleware) sử dụng giao thức AMQP – Advanced Message Queue Protocol. RabbitMQ được lập trình bằng ngôn ngữ Erlang. RabbitMQ cung cấp cho lập trình viên một phương tiện trung gian để giao tiếp giữa nhiều thành phần trong một hệ thống lớn. Nó sẽ nhận message đến từ các thành phần khác nhau trong hệ thống, lưu trữ chúng an toàn trước khi đẩy đến đích.

Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt RabbitMQ trên Centos 7.

Bước 1: cài đặt Epel repo

# yum install epel-release# yum update

Bước 2: cài đặt Erlang

# cd ~# wget http://packages.erlang-solutions.com/erlang-solutions-1.0-1.noarch.rpm# rpm -Uvh erlang-solutions-1.0-1.noarch.rpm# yum install erlang

Sau khi cài đặt ta kiểm tra lại Erlang bằng lệnh:

# erl

Bước 3: Download và cài đặt RabbitMQ từ package

# cd ~# wget https://dl.bintray.com/rabbitmq/all/rabbitmq-server/3.7.8/rabbitmq-server-3.7.8-1.el7.noarch.rpm# rpm --import https://www.rabbitmq.com/rabbitmq-signing-key-public.asc# yum install rabbitmq-server-3.7.8-1.el7.noarch.rpm

Bước 4: mở port trên Firewalld cho RabbitMQ

# firewall-cmd --zone=public --permanent --add-port=4369/tcp --add-port=25672/tcp --add-port=5671-5672/tcp --add-port=15672/tcp --add-port=61613-61614/tcp --add-port=1883/tcp --add-port=8883/tcp# firewall-cmd --reload

Bước 5: khởi động dịch vụ RabbitMQ

# systemctl start rabbitmq-server.service# systemctl enable rabbitmq-server.service

Bước 6: Bật module quản trị của RabbitMQ

# rabbitmq-plugins enable rabbitmq_management# chown -R rabbitmq:rabbitmq /var/lib/rabbitmq/

Bước 7: Tạo 1 tài khoản để đăng nhập và gán quyền administrator cho tài khoản đó

# rabbitmqctl add_user admin [adminpassword]# rabbitmqctl set_user_tags admin administrator# rabbitmqctl set_permissions -p / admin ".*" ".*" ".*"

Trong đó: 

admin: là tên user bạn muốn đặt.

adminipassword: là password bạn muốn đặt cho user.

Sau đó ta truy cập vào đường dẫn sau để thực hiện login vào trang giao diện của RabbitMQ:

http://[ip-address]:15672/

 

 

Ta đăng nhập bằng accountpassword vừa tạo ở trên.

Sau khi đăng nhập ta sẽ thấy màn hình giao diện của RabbitMQ hiện lên.

Vậy là ta đã hoàn thành xong việc cài đặt RabbitMQ trên Centos 7.

Chúc các bạn thành công

Mọi đóng góp xin hãy comment bên dưới!

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Hướng dẫn cài đặt Remote Desktop Manager

Remote Desktop Manager là một giải pháp quản lý máy tính từ xa mạnh mẽ và hữu ích dành cho người dùng windows. Khi sử dụng phần mềm bạn sẽ dễ dàng kiểm soát một máy tính từ xa như thể bạn đang ngồi sử dụng trực tiếp trên máy tính đó. Nó đã được công nhận và tin dùng bởi hàng ngàn cá nhân và doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt phần mềm quản lý máy tính từ xa này.

Phần 1: Cài đặt  Remote Desktop Manager

Bước 1:

  • Ta tiến hành download phần mềm về tại đây: Remote Desktop Manager
  • Sau đó ta tiến hành giải nén phần mềm bằng winrar hoặc bất cứ phần mềm giải nén nào trên máy tính của bạn.
  • Trong thư mục ta vừa giải nén ra sẽ có thư mục Setup. Ta chọn vào thư mục Setup tích chọn biểu tượng của phần mềm để tiến hành cài đặt:

Bước 2:

Ta tiến hành cài đặt theo trình tự như sau:

  • Sau khi tích chuột vào biểu tượng phần mềm trong mục Setup sẽ hiện lên 1 cửa sổ cài đặt. Ta chọn Next:

  • Tiếp theo bạn tích chọn vào thiết lập bạn muốn cài đặt ( ở đây mình tích chọn Complete):

  • Tiếp theo ta chọn Next:

  • Tiếp tục ta chọn Next:

  • Ta tích chọn vào mục I accept the terms in the License Agreement để đồng ý với các điều khoản của nhà phát hành, sau đó ta tiếp tục chọn Next:

  • Cuối cùng ta chọn Install để tiến hành cài đặt:

  • Sau khi cài đặt xong ta mở phần mềm lên để kiểm tra xem phần mềm đã được cài đặt và hoạt động chưa.

Vậy là ta đã tiến hành xong công việc cài đặt Remote Desktop Manager.

Chúc các bạn thành công

Mọi đóng góp xin hãy comment bên dưới!

 

 

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

Cách lấy lại Key và kích hoạt lại Windows bản quyền

Vấn đề cài lại Windows và gặp tình trạng hiển thị thông báo Windows is not activated xảy ra khá nhiều với người sử dụng máy tính và laptop hiện nay. Đây chỉ là một lỗi cơ bản và người dung hoàn toàn có thể lấy lại Key bản quyền cũng như kích hoạt lại Windows bản quyền một cách dễ dàng nhất.

Nếu như bạn không biết Key Windows bản quyền của mình là gì thì dưới đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thực hiện.

Phần 1: Hướng dẫn lấy lại Key Windows bản quyền

Để có thể lấy lại Key Windows bản quyền mà bạn không nhớ chúng ta có một công cụ khá đơn giản và hũng hiệu cho công việc này đó chính là ShowKeyPlus.

Bản có thể tải công cụ về tại đây:  ShowKeyPlus.

Ta tiến hành cách bước thực hiện:

Bước 1:

Sau khi tải xong ShowKeyPlus về máy tính, bạn hãy tiến hành giải nén công cụ này với phần mềm giải nén WinRAR hoặc bất cứ công cụ giải nén nào trên máy tính của bạn.

Bước 2:

Trong ShowKeyPlus sau khi giải nén sẽ có 2 thư mục khác là X64X86, nếu bạn đang sử dụng Windows 64 bit thì hãy giải nén bản X64 còn nếu bạn đang sử dụng Windows 32 bit thì giải nén bản X86 tùy thuộc vào phiên bản windows bạn đang sử dụng.

Bước 3:

Tiếp theo ta vào sâu trong thư mục sẽ thấy công cụ ShowKeyPlus, Click chuột phải vào biểu tượng của công cụ –>  lựa chọn Run as Administrator.

Bước 4:

Tại đây giao diện ShowKeyPlus hiện ra kèm theo toàn bộ thông tin mà bạn cần biết về Windows 10 bản quyền của bạn.

  • Product Name: Tên sản phẩm Windows 10 của bạn thuộc phiên bản gì.
  • Version: Mã số phiên bản kèm theo OS đang sử dụng.
  • Product ID: Mã sốID của hệ điều hành đang sử dụng trong Windows 10.
  • Installed Key: Key cài đặt của phần mềm bản quyền .
  • OEM Key: Key bản quyền trong máy, một điều lưu ý là Key này không áp dụng kích hoạt bản quyền trên máy tính khác được.

Bước 5:

Ngoài ra ShowKeyPlus còn cho phép người dùng check thử các Key bản quyền khác để xem thông số của nó ra sao ở phần Check product key.

Phần 2: Kích hoạt lại Windows bản quyền

Bước 1:

Khi đã biết được Key rồi thì việc còn lại là kích hoạt Key bản quyền ngay  thôi nào. Đầu tiên bạn chỉ cần dùng tổ hợp phím Windows + I để mở Windows Settings sau đó cọn Update & Security.

Bước 2:

Vào phần Activation và tại đây nhấn vào Activate để tiến hành kích hoạt lại Windows bản quyền.

Bước 3:

Nhập mã số Key mà bạn tìm lại được ở trên vào để tiến hành kích hoạt bản quyền.

Bước 4:

Sau đó kiểm tra lại bạn sẽ thấy có trạng thái Windows is activated with… như vậy việc lấy lại key và kích hoạt lại windows bản quyền hoàn tất.

Vậy là ta đã hoàn thành việc tìm lại Key và kích hoạt lại Windows bản quyền.

Chúc các bạn thành công !

Mọi đóng góp xin hãy comment bên dưới.

Thứ Tư, 26 tháng 6, 2019

Hướng dẫn cài đặt Wordpress trên Centos 7

WordPress là một phần mềm mã nguồn mở được sử dụng để hỗ trợ việc xây dựng Wedsiteblog một cách nhanh chóng, được viết bằng ngôn ngữ lập trình PHP và sử dụng hệ quản trị cơ sở dử liệu MyQSL. Nó được rất nhiều người ủng hộ vì dễ sử dụng và nhiều tính năng hữu ích.

Chuẩn bị:

  • 1 máy chạy hệ điều hành Centos 7
  • Để thực hiện cài đặt WordPress, trước hết bạn phải cài đặt Nginx, MySQL, PHP( LEMP)

Tiến hành cài đặt:

Phần 1: Cài đặt Nginx, MySQL, PHP ( LEMP)

Bước 1: Kiểm tra tắt Selinux:

Ta sử dụng câu lệnh để kiểm tra trạng thái của Selinux:

#  sestatus

Nếu Selinux ở trạng thái Disabled thì ta tiến hành chuyển qua bước tiếp theo.

Trong trường hợp Selinux vẫn đang ở trạng thái Enabled thì ta tiến hành tắt Selinux:Để tắt chức năng dịc vụ Selinux ta sẽ chỉnh sửa lại file /etc/selinux/config

# vi /etc/selinux/config

Thay đổi giá trị cấu hình SELINUX sang disabled.Thoát ra và lưu lại bằng :wp

Bạn cần reboot lại hệ thống để áp dụng cầu hình Selinux mới:

# reboot

Bước 2:

  • Kiểm tra phiên bản Mariadb:
# yum info mariadb-server

Hiện tại đã có sẵn bản mariadb 5.5 định cài ta tiến hành cài đặt luôn:

# yum install mariadb mariadb-server

Sau khi cài đặt ta tiến hành cho chạy luôn bằng lệnh:

# systemctl enable mariadb# systemctl start mariadb

Tiếp đến ta tiến hành tạo database:

Thực hiện đổi password root của SQL và tăng bảo mật:

# mysql_secure_installation

Password root chưa đặt nên ấn enter để tiếp tục và đặt password root.

Sau khi xong thiết lập, chạy SQL console để tạo db:Đăng nhập tài khoản root và tạo user + Database cho site:

# mysql –u root –p

Tạo Database và gán quyền truy cập cho user từ localhost:

CREATE DATABASE wordpress;CREATE USER wordpressuser@localhost IDENTIFIED BY 'password';GRANT ALL PRIVILEGES ON wordpress.* TO wordpressuser@localhost IDENTIFIED BY 'password';FLUSH PRIVILEGES;Exit

Bước 3:

Ta tiến hành cài đặt REMI Repo:

# yum install epel-release# rpm -Uvh http://rpms.famillecollet.com/enterprise/remi-release-7.rpm

Tiếp theo ta sẽ cài PHP7.0 để có hiệu xuất cao nhất khi sử dụng:

Sửa file remi-php70.repo

 /etc/yum.repos.d/remi-php70.repo

Sửa enable = 0 thành enable = 1 và save lạiCài PHP:            

# yum -y install php-fpm php-common php-fpm-nginx php-gd php-json php-mbstring php-mcrypt php-opcache php-pecl-geoip php-pecl-redis  php-xml php-mysqlnd php-cli php-soap php-pecl-memcached

Sau khi cài đặt xong, kiểm tra version php bằng lệnh:

# php -v

Cũng có thể kiểm tra các php module bằng lệnh:

# php –m

Bước 4:

Cài đặt nginx:

# yum install nginx# chkconfig nginx on# chkconfig php-fpm on

Xóa file config mặc định:

# rm -f  /etc/nginx/nginx.conf

Tạo lại file config với nội dung sau:  /etc/nginx/nginx.conf

# For more information on configuration, see:#   * Official English Documentation: http://nginx.org/en/docs/#   * Official Russian Documentation: http://nginx.org/ru/docs/user nginx;worker_processes 1;error_log /var/log/nginx/error.log;pid /var/run/nginx.pid;# Load dynamic modules. See /usr/share/nginx/README.dynamic.# include /usr/share/nginx/modules/*.conf;events {   worker_connections 1024; use epoll;    multi_accept on;}http {  log_format  main  '$remote_addr - $remote_user [$time_local] "$request" '                      '$status $body_bytes_sent "$http_referer" '                      '"$http_user_agent" "$http_x_forwarded_for"';   access_log off;    #access_log  /var/log/nginx/access.log  main;   limit_conn_zone $binary_remote_addr zone=conn_limit_per_ip:10m;              limit_conn_status 444;   limit_req_zone $binary_remote_addr zone=req_limit_per_ip:10m rate=50r/s;            limit_req_status 444;   sendfile            on;   tcp_nopush          on;   tcp_nodelay         on;  types_hash_max_size 2048;    client_body_buffer_size 16K;    client_header_buffer_size 1k;    client_max_body_size 128m;    large_client_header_buffers 4 8k;    client_body_timeout 24;    client_header_timeout 24;    keepalive_timeout 25;    send_timeout 10;    include             /etc/nginx/mime.types;    default_type        application/octet-stream;    # For sercurity, Hide Nginx Server Tokens/version Number    server_tokens off;    #turn Gzip On    gzip on;    gzip_static on;    gzip_disable "MSIE [1-6]\.";    gzip_vary on;    gzip_proxied any;    gzip_comp_level 6;    gzip_buffers 16 8k;    gzip_min_length 1000;    gzip_http_version 1.1;    gzip_types text/plain text/css application/json application/javascript text/xml application/xml application/xml+rss text/javascript;    # File cache    open_file_cache max=1000 inactive=20s;    open_file_cache_valid 30s;    open_file_cache_min_uses 5;    open_file_cache_errors off;    # Load modular configuration files from the /etc/nginx/conf.d directory.    # See http://nginx.org/en/docs/ngx_core_module.html#include    # for more information.    include /etc/nginx/conf.d/*.conf;}

Xóa các folder sau:

#rm -rf /etc/nginx/default.d/#rm -rf /etc/nginx/conf.d/

Tạo lại các folder tương ứng:

#mkdir -p /etc/nginx/conf/#mkdir -p /etc/nginx/conf.d/

Tạo file /etc/nginx/conf.d/php-fpm.conf có nội dung sau:

# PHP-FPM FastCGI server# network or unix domain socket configurationupstream php-fpm {       # server 127.0.0.1:9000;         server unix:/var/run/php-fpm/www.sock;}

Tạo các rules tăng bảo mật cho wordpress:

File: /etc/nginx/conf/security.conf chặn các request bẩn:

## Only requests to our Host are allowed#      if ($host !~ ^($server_name)$ ) {#         return 444;#      }## Only allow these request methods #### Do not accept DELETE, SEARCH and other methods ##     if ($request_method !~ ^(GET|HEAD|POST)$ ) {         return 444;     }## Deny certain Referrers ###     if ( $http_referer ~* (babes|forsale|girl|jewelry|love|nudit|organic|poker|porn|sex|teen) )     {         return 404;        return 403;     }

File /etc/nginx/conf/staticfile.conf Tạo rule cache các file tĩnh.

location ~* \.(3gp|gif|jpg|jpeg|png|ico|wmv|avi|asf|asx|mpg|mpeg|mp4|pls|mp3|mid|wav|swf|flv|exe|zip|tar|rar|gz|tgz|bz2|uha|7z|doc|docx|xls|xlsx|pdf|iso)$ {                        gzip_static off;                        #add_header Pragma public;                        add_header Cache-Control "public, must-revalidate, proxy-revalidate";           access_log off;                        expires 30d;                        break;        }    location ~* \.(js)$ {                #add_header Pragma public;                       add_header Cache-Control "public, must-revalidate, proxy-revalidate";                 access_log off;                          expires 30d;                        break;        }    location ~* \.(css)$ {                         #add_header Pragma public;                         add_header Cache-Control "public, must-revalidate, proxy-revalidate";              access_log off;                          expires 30d;                       break;        }    location ~* \.(txt)$ {                         #add_header Pragma public;                        add_header Cache-Control "public, must-revalidate, proxy-revalidate";                   access_log off;                        expires 1d;                        break;        }    location ~* \.(eot|svg|ttf|woff)$ {                      #add_header Pragma public;                   add_header Cache-Control "public, must-revalidate, proxy-revalidate";               access_log off;                         expires 30d;                         break;        }

Cấu hình cho php-fpm:

Sửa file  /etc/php-fpm.conf thành nội dung sau:

;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;; FPM Configuration ;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;;include=/etc/php-fpm.d/*.conf[global]pid = /var/run/php-fpm/php-fpm.piderror_log = /var/log/php-fpm/error.logdaemonize = yes

Xóa các file trong folder /etc/php-fpm.d/ và tạo file config  /etc/php-fpm.d/www.conf  mới với nộ dung sau:

[www]user = nginxgroup = nginx;listen = 127.0.0.1:9000; WARNING: If you switch to a unix socket, you have to grant your webserver user;          access to that socket by setting listen.acl_users to the webserver user.listen = /var/run/php-fpm/www.sock;listen.acl_users = apache,nginx;listen.acl_users = apachelisten.acl_users = nginx;listen.acl_groups =listen.allowed_clients = 127.0.0.1pm = ondemandpm.max_children = 50pm.process_idle_timeout = 10s;pm.max_requests = 500;pm.status_path = /status;ping.path = /ping;ping.response = pongslowlog = /var/log/php-fpm/www-slow.log;env[PATH] = /usr/local/bin:/usr/bin:/bin;env[TMP] = /tmp;env[TMPDIR] = /tmp;env[TEMP] = /tmpphp_admin_value[error_log] = /var/log/php-fpm/www-error.logphp_admin_flag[log_errors] = on;php_admin_value[memory_limit] = 128M; Set data paths to directories owned by process userphp_value[session.save_handler] = filesphp_value[session.save_path]    = /var/lib/php/fpm/sessionphp_value[soap.wsdl_cache_dir]  = /var/lib/php/fpm/wsdlcache;php_value[opcache.file_cache]  = /var/lib/php/fpm/opcache

Thay đổi một số thông số trong file php.ini để phù hợp với worpress:

#sed -i 's/^max_execution_time.*/max_execution_time=300/' /etc/php.ini#sed -i 's/^max_input_time.*/max_input_time=300/' /etc/php.ini#sed -i 's/^post_max_size.*/post_max_size=128M/' /etc/php.ini#sed -i 's/^upload_max_filesize.*/upload_max_filesize=128M/' /etc/php.ini#sed -i "s/^\;date.timezone.*/date.timezone=\'Asia\/Bangkok\'/" /etc/php.ini

Phần 2: Tạo file cấu hình site cài đặt WordPress

Tạo File cấu hình cho doamain testwp.com tại: /etc/nginx/conf.d/testwp.com.conf có nội dung sau:

server {                    server_name www.testwp.com;                       rewrite ^(.*) http://testwp.com$1 permanent;                                }server {                listen 80;                  access_log off;                  error_log off;                  server_name testwp.com;                 root /home/testwp.com/public_html;               index index.php index.htm index.html;                       limit_conn conn_limit_per_ip 60;                  limit_req zone=req_limit_per_ip burst=200 nodelay;           location / {try_files $uri $uri/ /index.php?$args;}                 include /etc/nginx/conf/security.conf;             location ~ \.php$ {    fastcgi_split_path_info ^(.+\.php)(/.+)$;       fastcgi_intercept_errors on;      fastcgi_index  index.php;     include        fastcgi_params;      fastcgi_param  SCRIPT_FILENAME  $document_root$fastcgi_script_name;                        fastcgi_connect_timeout 60;                                fastcgi_send_timeout 180;                           fastcgi_read_timeout 180;                             fastcgi_buffer_size 256k;                              fastcgi_buffers 4 256k;                                       fastcgi_busy_buffers_size 256k;                                fastcgi_temp_file_write_size 256k;    fastcgi_pass   php-fpm;}                #Include config file in folder /etc/nginx/conf    include /etc/nginx/conf/staticfile.conf;}

Test thử cấu hình: nginx –tChạy nginx php-fpm:

# systemctl restart nginx# systemctl restart php-fpm

Mở port 80 cho http request:

firewall-cmd --zone=public --add-port=80/tcp --permanentfirewall-cmd –reload

Tạo public_html folder:

mkdir /home/testwp.com/public_html -p

Tải wordpress bản mới nhất:

wget https://wordpress.org/latest.tar.gz

Giải nén và copy toàn bộ vào public_html folder đã tạo:

# tar -xzvf latest.tar.gz# mv wordpress/* /home/testwp.com/public_html/

Cấp quyền đọc/ghi cho user nginx cho thư mục public_html:

# chown -R nginx:nginx /home/testwp.com/public_html/

Mở trình duyệt vào truy cập testwp.com

Thành công! Tiếp tục nhập thử thông tin database tạo lúc trước:

Vậy là xong!

Chúc các bạn thành công.

Mọi đóng góp xin comment bên dưới!