Thứ Tư, 31 tháng 7, 2019

Hướng dẫn cài đặt RabbitMQ trên Centos 7

RabbitMQ là một message broker ( message-oriented middleware) sử dụng giao thức AMQP – Advanced Message Queue Protocol. RabbitMQ được lập trình bằng ngôn ngữ Erlang. RabbitMQ cung cấp cho lập trình viên một phương tiện trung gian để giao tiếp giữa nhiều thành phần trong một hệ thống lớn. Nó sẽ nhận message đến từ các thành phần khác nhau trong hệ thống, lưu trữ chúng an toàn trước khi đẩy đến đích.

Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt RabbitMQ trên Centos 7.

Bước 1: cài đặt Epel repo

# yum install epel-release# yum update

Bước 2: cài đặt Erlang

# cd ~# wget http://packages.erlang-solutions.com/erlang-solutions-1.0-1.noarch.rpm# rpm -Uvh erlang-solutions-1.0-1.noarch.rpm# yum install erlang

Sau khi cài đặt ta kiểm tra lại Erlang bằng lệnh:

# erl

Bước 3: Download và cài đặt RabbitMQ từ package

# cd ~# wget https://dl.bintray.com/rabbitmq/all/rabbitmq-server/3.7.8/rabbitmq-server-3.7.8-1.el7.noarch.rpm# rpm --import https://www.rabbitmq.com/rabbitmq-signing-key-public.asc# yum install rabbitmq-server-3.7.8-1.el7.noarch.rpm

Bước 4: mở port trên Firewalld cho RabbitMQ

# firewall-cmd --zone=public --permanent --add-port=4369/tcp --add-port=25672/tcp --add-port=5671-5672/tcp --add-port=15672/tcp --add-port=61613-61614/tcp --add-port=1883/tcp --add-port=8883/tcp# firewall-cmd --reload

Bước 5: khởi động dịch vụ RabbitMQ

# systemctl start rabbitmq-server.service# systemctl enable rabbitmq-server.service

Bước 6: Bật module quản trị của RabbitMQ

# rabbitmq-plugins enable rabbitmq_management# chown -R rabbitmq:rabbitmq /var/lib/rabbitmq/

Bước 7: Tạo 1 tài khoản để đăng nhập và gán quyền administrator cho tài khoản đó

# rabbitmqctl add_user admin [adminpassword]# rabbitmqctl set_user_tags admin administrator# rabbitmqctl set_permissions -p / admin ".*" ".*" ".*"

Trong đó: 

admin: là tên user bạn muốn đặt.

adminipassword: là password bạn muốn đặt cho user.

Sau đó ta truy cập vào đường dẫn sau để thực hiện login vào trang giao diện của RabbitMQ:

http://[ip-address]:15672/

 

 

Ta đăng nhập bằng accountpassword vừa tạo ở trên.

Sau khi đăng nhập ta sẽ thấy màn hình giao diện của RabbitMQ hiện lên.

Vậy là ta đã hoàn thành xong việc cài đặt RabbitMQ trên Centos 7.

Chúc các bạn thành công

Mọi đóng góp xin hãy comment bên dưới!

Thứ Hai, 29 tháng 7, 2019

Hướng dẫn cài đặt Remote Desktop Manager

Remote Desktop Manager là một giải pháp quản lý máy tính từ xa mạnh mẽ và hữu ích dành cho người dùng windows. Khi sử dụng phần mềm bạn sẽ dễ dàng kiểm soát một máy tính từ xa như thể bạn đang ngồi sử dụng trực tiếp trên máy tính đó. Nó đã được công nhận và tin dùng bởi hàng ngàn cá nhân và doanh nghiệp trên toàn thế giới.

Dưới đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách cài đặt phần mềm quản lý máy tính từ xa này.

Phần 1: Cài đặt  Remote Desktop Manager

Bước 1:

  • Ta tiến hành download phần mềm về tại đây: Remote Desktop Manager
  • Sau đó ta tiến hành giải nén phần mềm bằng winrar hoặc bất cứ phần mềm giải nén nào trên máy tính của bạn.
  • Trong thư mục ta vừa giải nén ra sẽ có thư mục Setup. Ta chọn vào thư mục Setup tích chọn biểu tượng của phần mềm để tiến hành cài đặt:

Bước 2:

Ta tiến hành cài đặt theo trình tự như sau:

  • Sau khi tích chuột vào biểu tượng phần mềm trong mục Setup sẽ hiện lên 1 cửa sổ cài đặt. Ta chọn Next:

  • Tiếp theo bạn tích chọn vào thiết lập bạn muốn cài đặt ( ở đây mình tích chọn Complete):

  • Tiếp theo ta chọn Next:

  • Tiếp tục ta chọn Next:

  • Ta tích chọn vào mục I accept the terms in the License Agreement để đồng ý với các điều khoản của nhà phát hành, sau đó ta tiếp tục chọn Next:

  • Cuối cùng ta chọn Install để tiến hành cài đặt:

  • Sau khi cài đặt xong ta mở phần mềm lên để kiểm tra xem phần mềm đã được cài đặt và hoạt động chưa.

Vậy là ta đã tiến hành xong công việc cài đặt Remote Desktop Manager.

Chúc các bạn thành công

Mọi đóng góp xin hãy comment bên dưới!

 

 

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2019

Cách lấy lại Key và kích hoạt lại Windows bản quyền

Vấn đề cài lại Windows và gặp tình trạng hiển thị thông báo Windows is not activated xảy ra khá nhiều với người sử dụng máy tính và laptop hiện nay. Đây chỉ là một lỗi cơ bản và người dung hoàn toàn có thể lấy lại Key bản quyền cũng như kích hoạt lại Windows bản quyền một cách dễ dàng nhất.

Nếu như bạn không biết Key Windows bản quyền của mình là gì thì dưới đây tôi sẽ hướng dẫn các bạn cách thực hiện.

Phần 1: Hướng dẫn lấy lại Key Windows bản quyền

Để có thể lấy lại Key Windows bản quyền mà bạn không nhớ chúng ta có một công cụ khá đơn giản và hũng hiệu cho công việc này đó chính là ShowKeyPlus.

Bản có thể tải công cụ về tại đây:  ShowKeyPlus.

Ta tiến hành cách bước thực hiện:

Bước 1:

Sau khi tải xong ShowKeyPlus về máy tính, bạn hãy tiến hành giải nén công cụ này với phần mềm giải nén WinRAR hoặc bất cứ công cụ giải nén nào trên máy tính của bạn.

Bước 2:

Trong ShowKeyPlus sau khi giải nén sẽ có 2 thư mục khác là X64X86, nếu bạn đang sử dụng Windows 64 bit thì hãy giải nén bản X64 còn nếu bạn đang sử dụng Windows 32 bit thì giải nén bản X86 tùy thuộc vào phiên bản windows bạn đang sử dụng.

Bước 3:

Tiếp theo ta vào sâu trong thư mục sẽ thấy công cụ ShowKeyPlus, Click chuột phải vào biểu tượng của công cụ –>  lựa chọn Run as Administrator.

Bước 4:

Tại đây giao diện ShowKeyPlus hiện ra kèm theo toàn bộ thông tin mà bạn cần biết về Windows 10 bản quyền của bạn.

  • Product Name: Tên sản phẩm Windows 10 của bạn thuộc phiên bản gì.
  • Version: Mã số phiên bản kèm theo OS đang sử dụng.
  • Product ID: Mã sốID của hệ điều hành đang sử dụng trong Windows 10.
  • Installed Key: Key cài đặt của phần mềm bản quyền .
  • OEM Key: Key bản quyền trong máy, một điều lưu ý là Key này không áp dụng kích hoạt bản quyền trên máy tính khác được.

Bước 5:

Ngoài ra ShowKeyPlus còn cho phép người dùng check thử các Key bản quyền khác để xem thông số của nó ra sao ở phần Check product key.

Phần 2: Kích hoạt lại Windows bản quyền

Bước 1:

Khi đã biết được Key rồi thì việc còn lại là kích hoạt Key bản quyền ngay  thôi nào. Đầu tiên bạn chỉ cần dùng tổ hợp phím Windows + I để mở Windows Settings sau đó cọn Update & Security.

Bước 2:

Vào phần Activation và tại đây nhấn vào Activate để tiến hành kích hoạt lại Windows bản quyền.

Bước 3:

Nhập mã số Key mà bạn tìm lại được ở trên vào để tiến hành kích hoạt bản quyền.

Bước 4:

Sau đó kiểm tra lại bạn sẽ thấy có trạng thái Windows is activated with… như vậy việc lấy lại key và kích hoạt lại windows bản quyền hoàn tất.

Vậy là ta đã hoàn thành việc tìm lại Key và kích hoạt lại Windows bản quyền.

Chúc các bạn thành công !

Mọi đóng góp xin hãy comment bên dưới.